Mục tiêu ban đầu của X50 là trang bị cho cả smartphone và các hệ thống mạng không dây trong gia đình. Mẫu chip đời mới này dự kiến sẽ bắt đầu được sử dụng trong các thiết bị từ đầu năm 2018.
Hàn Quốc dự kiến sẽ là thị trường đầu tiên được chứng kiến sức mạnh của X50. Qualcomm tuyên bố, vi xử lý đời mới này nhiều khả năng sẽ xuất hiện sớm nhất trong điện thoại sử dụng các mạng của Hàn Quốc, chẳng hạn như Korea Telecom, vào thời điểm diễn ra Thế vận hội Mùa đông 2018.
X50 biểu thị cho một bước tiến nhỏ hướng tới 5G, công nghệ dự kiến nhanh gấp 100 lần công nghệ không dây hiện tại của chúng ta và nhanh hơn gấp 10 lần những gì dịch vụ mạng Google Fiber hứa hẹn mang lại thông qua kết nối vật lý tới các hộ gia đình.
Thông thường, khi một công nghệ không dây mới trình làng, nó xuất hiện đầu tiên trong các thiết bị độc lập như điểm truy cập không dây.Tuy nhiên, Qualcomm đã nghiên cứu đưa công nghệ mới vào cả điện thoại di động.
Khi ngành công nghiệp di động chuyển từ công nghệ 3G sang 4G LTE, tuyến truyền dẫn sóng vô tuyến của chúng trông có vẻ khác nhau, nhưng thực chất vẫn sử dụng cùng phổ truyền dẫn không dây. Điều đó đồng nghĩa, các công ty đều biết việc truyền phát 4G vận hành như thế nào trong thực tế. Tuy nhiên, công nghệ 5G hoàn toàn khác và mới lạ. Đây chính là thách thức, theo Sherif Hanna, lãnh đạo mảng marketing kỹ thuật của Qualcomm.
5G sử dụng phổ tần số rất cao, gọi là các sóng millimét. Chúng có thể dung chứa lượng lớn dữ liệu và truyền tải các tín hiệu với độ trễ tối thiểu. Song, các tín hiệu chỉ di chuyển các quãng đường ngắn và gặp khó khăn trong việc xuyên qua tường cũng như các góc, khiến việc thiết kế các hệ thống 5G tương đối khó.
Qualcomm cùng các đối tác sản xuất thiết bị và hệ thống mạng của hãng hy vọng, chip X50 sẽ giúp họ hiểu rõ hơn cách vận hành của công nghệ 5G. Qua đó, hãng có thể tạo ra "một phiên bản hoàn chỉnh hơn" của công nghệ 5G trong sản phẩm vi xử lý tương lai.
Tuấn Anh(theo CNET)
" alt=""/>Ra mắt chip 5G đầu tiên trên thế giớiThuộc đề án quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt lợn do Sở Công Thương TPHCM chủ trì, thịt lợn sau khi mổ sẽ được xẻ mảnh, đeo vòng nhận diện và được kiểm dịch viên đóng dấu điện tử lên để xác định nơi giết mổ, thời gian giết mổ, chứng nhận an toàn thực phẩm…
Tại các chợ bán lẻ, Ban quản lý chợ sẽ tiến hành kiểm tra, nếu có vòng nhận diện mới được cho nhập vào bán. Đồng thời, tiểu thương nhận thịt lợn phải kích hoạt tất cả vòng nhận diện, khi bán phải dùng tem có in mã QR code (mua từ Ban quản lý chợ) và sử dụng smartphone kích hoạt tem này để dán vào túi đựng thịt.
" alt=""/>Từ ngày 10/12 có thể truy nguồn gốc thịt lợn tại TP.HCM bằng smartphoneNgười tiêu dùng Trung Quốc có rất nhiều lựa chọn. Họ ngày càng yêu thích những sản phẩm chất lượng thay vì giá cả. Tuy nhiên, Xiaomi lại chỉ có một vài mặt hàng trên kệ trong suốt thời gian dài khi so với các tên tuổi khác như Huawei, Vivo hay Oppo.
Thêm vào đó, chiến lược marketing, flash sale ngày càng lạc hậu, cũng như không có khả năng thực hiện một cách độc lập, bắt chước Apple quá nhiều khiến người dùng bắt đầu nhàm chán.
Tóm lại, Xiaomi đã thay đổi quá chậm và không bắt kịp với những giá trị mới mà người dùng Trung Quốc trẻ theo đuổi, nhóm đối tượng khao khát nhiều hơn nữa cuộc sống đậm tính chủ nghĩa cá nhân.
" alt=""/>Chuyện gì đã xảy ra với Xiaomi?